1. Chất liệu gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF là một loại gỗ ván ép sợi công nghiêp có thành phần chủ yếu à những sợi gỗ nhỏ kết hợp cùng với các loại phụ gia như keo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, Parafin… Nhiều người thường băn khoăn vì không biết lại sao loại gỗ này lại có tên gọi là MDF hay MDF là viết tắt của từ gì thì câu trả lời chính là: MDF có tên viết tắt bởi cụm từ Medium Density Fiberboard với ý nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.
Bên cạnh việc tìm hiểu gỗ MDF là gỗ gì thì bạn cũng nên quan tâm đến những đặc tính nổi bật của loại gỗ này nhé:
Thành phần chính:
Thành phần chính của gỗ công nghiệp MDF bao gồm: khoảng chừng 75% nguyên liệu được làm từ gỗ tự nhiên, 10 – 15% các loại keo kết dính, 5 – 10% nước và dưới 1% là các thành phần phụ gia khác như chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ không bị mối mọt, trầy xước, Parafin…
2. Kích thước gỗ MDF phổ biến hiện nay:
Kích thước phổ biến của ván MDF hiện nay là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
Độ dày gỗ MDF trung bình khoảng: 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21 mm.
Ván ép MDF có độ dày cao khoảng: 24, 25, 30, 32, 32.8 mm.
Các loại gỗ ván MDF hiện nay:
Do nhu cầu sản xuất của người sử dụng, trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại gỗ MDF cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, có thể phân loại gỗ ép công nghiệp MDF thành 3 loại như sau:
+ Gỗ ván MDF thường: đây là loại gỗ được sử dụng phổ biến hiện nay bởi giá MDF khá phải chăng và được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất và thời gian thi công cũng rất nhanh chóng. Tuy nhiên, loại gỗ thường này lại dễ bị phồng ở những nơi ẩm thấp.
+ Gỗ ván MDF chống ẩm: khác với gỗ MDF loại thường, gỗ MDF chống ẩm là loại gỗ có phần lõi màu xanh và thường được lấy nguyên liệu rừng Thái Lan, Malaysia. Loại gỗ MDF lõi xanh này có tính năng nổi bật về khả năng chống thấm tuyệt vời và rất thích hợp với những nơi có điều kiện không khí ẩm ướt của Việt Nam. Với những đặc điểm nổi bật về khả năng chống nước vượt trội, độ co giãn đàn hồi tốt nên gỗ ván MDF chống ẩm ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay.
+ Gỗ ván MDF chống cháy: nếu như gỗ ép MDF chống ẩm có phần lõi màu xanh thì gỗ ván MDF chống cháy lại có phần lõi màu đỏ. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này chính là có khả năng chống cháy nên thường được sử dụng ở những văn phòng, chung cư…
Gỗ MDF có tốt không? Đặc điểm của gỗ ép công nghiệp MDF
Gỗ MDF được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay nên nhiều người thường băn khoăn vì không biết loại gỗ này có bền và tốt không? Nếu như bạn còn đang không biết ưu và nhược điểm của chất liệu MDF là gì thì hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây:
3.Ưu điểm và nhược điểm của gỗ MDF
Ưu điểm của gỗ ép MDF là gì?
+ Điểm nổi bật nhất của loại gỗ MDF chính là chúng không bị cong vênh hay co ngót sau một thời gian dài sử dụng giống như gỗ tự nhiên. Nhờ vào ưu điểm này mà gỗ MDF rất thích hợp với những nơi có nền khí hậu nhiệt đới ẩm như hiện nay.
+ Bề mặt tấm MDF thường khá nhẵn phẳng và mềm mịn giúp dễ dàng thi công nội thất.
+ Đặc biệt, MDF còn dễ dàng kết hợp với nhiều loại bề mặt khác như gỗ MDF phủ Melamine, Veneer, acrylic, laminate…. giúp tăng cường tính thẩm mỹ của sản phẩm và phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau.
+ Thời gian thi công nhanh chóng và việc thi công cũng rất đơn giản.
+ Gỗ MDF giá rẻ hơn rất nhiều so với loại gỗ tự nhiên thế nhưng người dùng hoàn toàn có thể yên tâm bởi chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của loại gỗ này vẫn được đảm bảo 100%.
Nhược điểm của gỗ MDF là gì?
+ Mặc dù gỗ ván MDF có độ cứng hoàn hảo thế nhưng chúng lại không có độ dẻo dai như gỗ thịt hay các loại gỗ công nghiệp khác.
+ Không điêu khắc hay trạm trổ giống như các loại gỗ tự nhiên.
+ Độ dày ván MDF thường có giới hạn chính vì vậy mà khi thiết kế những món đồ nội thất đòi hỏi độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại với nhau.
Nhược điểm của gỗ MDF là gì?
+ Mặc dù gỗ ván MDF có độ cứng hoàn hảo thế nhưng chúng lại không có độ dẻo dai như gỗ thịt hay các loại gỗ công nghiệp khác.
+ Không điêu khắc hay trạm trổ giống như các loại gỗ tự nhiên.
+ Độ dày ván MDF thường có giới hạn chính vì vậy mà khi thiết kế những món đồ nội thất đòi hỏi độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại với nhau.